Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Mỗi dịp tết đến xuân về, chúng thường liên tưởng đến những hình ảnh quen thuộc như câu đối xưa trên. Đó là những nét đặc trưng phong phú của ngày tết Việt, về vật chất cũng như cả về tinh thần. Hình ảnh và hương vị quyến rũ nhất của ngày tết là một hình ảnh rất đơn sơ, mộc mạc: thịt kho tàu ăn kèm với dưa kiệu hoặc dưa xoài hay dưa cải.
Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao gọi là củ kiệu chưa?
Lý giải cho tên gọi củ kiệu có 2 cách giải thích sau:
Vào đời vua Hùng Vương, có một nàng công chúa tên là Kiệu. Nàng rất thông minh, yêu thích trồng trọt và hay tìm tòi ra những giống cây mới giúp cải thiện đời sống cho người dân. Một ngày nọ, nàng đang dọn cỏ thì phát hiện ra một cây cỏ lạ giống với cây hành lá. Công chúa Kiệu tò mò, nếm và ngửi thử mùi vị của nó. Kỳ lạ thay, củ của cây cỏ này tuy hơi nồng gắt nhưng rất lạ, không giống với những củ nàng từng biết qua. Công chúa liền đem giống cỏ lạ về trồng. Đến mùa thu hoạch, nàng thử ngâm với giấm và nước ngọt của cây thì có một hương vị nồng mới lạ. Kết hợp cùng thịt hoặc bánh chưng thì thơm ngon tuyệt vời.
Nhân dịp Xuân về, công chúa Kiệu dâng lên vua cha dùng. Vua Hùng nếm thử, và rất thích. Sau đó, vua Hùng đã đặt tên cho loại củ này là củ Kiệu để ghi nhớ công khám phá của nàng.
Cũng vào thời Hùng Vương như câu truyện trên nhưng bối cảnh khác tý:
Khi vua Hùng đi săn đã dừng chân ở núi Lạn. Vua truyền nướng thịt thú rừng săn được để làm thức ăn. Các Mỵ Nương đi tìm rau và một nàng kiếm được loại cỏ lạ có mùi thơm, liền bỏ chung nướng tạo ra một hương thơm bát ngát. Vua ăn khen ngon và đặt tên là “Kiệu”. Do nàng Mỵ Nương có tên Kiệu đã tìm ra nên củ của loại cỏ này .Tên gọi “kiệu” đã trở thành tên gọi cho loại gia vị này cho đến tận bấy giờ.
Nosomovo (Sưu tầm)