Nguồn gốc, ý nghĩa một số địa danh ở Nam Bộ – Phiên bản ngắn gọn

Các địa danh ở Nam Bộ hầu như rất quen với những người dân miền tây đúng không nào? Nhưng còn về biết thì chắc không nhiều hơn quen đâu nhỉ?

Mỗi địa danh có nhiều cách lý giải khác nhau. Ngay bên dưới đây là một cách lý giải về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của một số địa danh cho bạn tham khảo nè:

An Giang: Vùng sông nước an lành
Búng Bình Thiên: Hồ nước thanh bình do trời ban
Cái Tắc: Con rạch dùng để đi tắt
Bạc Liêu: Đọc chạy của từ “Pô Léo” – Có nghĩa là làng chày nghèo
Bến Tre: Bắt nguồn từ tiếng Khmer “Srôk kompong Trey”. Đọc phiên âm tiếng Việt từ Trey thành Tre.
Cà Mau: Có nguồn gốc từ tiếng Khmer “Tưk Khmau” – có nghĩa là nước đen
Càng Long: Có nguồn gốc từ tiếng Khmer “Kânlóng”, đọc chạy tiếng Việt thành Càng Long
Cần Thơ: Tên gốc tiếng Khmer là “Kìn Tho”, trong tiếng Việt đọc chạy thành Cần Thơ
Cao Lãnh: Đọc chệch từ “Câu Lãnh” – tên của một người làm chức câu đương ở địa phương này ngày xưa.
Cù Lao Dung: Nguồn gốc từ tiếng Khmer “Kaôh Tũng”. Người Việt dịch từ “Kaôh” thành “Cù Lao” và đọc chệch nguyên từ thành Cù Lao Dung
Đồng Tháp: Có cách lý giải là cái tháp thứ 10 tính từ Lục Chân Lạp xuống
Giá Rai: Khu vực có nhiều cây giá mọc lưa thưa
Gò Quao: Gò có nhiều cây quao
Gò Công: Có nguồn gốc từ tiếng Khmer “Kaôh Kông”. Người Việt dịch từ “Kaôh” thành gò. Nên đọc thành Gò Công.
Hà Tiên: Có một cách lý giải trong nhiều cách lý giải là đọc chệch từ “Tà Teng”
Hồng Dân: Đặt theo tên một chiến sĩ chống Pháp là Trần Hồng Dân.
Kế Sách: Phiên âm từ tiếng Khmer “Khsachâm”
Lai Vung: Phiên âm từ tiếng Khmer là “Srôk sla tampung” – có nghĩa là “cau tầm vung”
Lấp Vò: Xứ trét thuyền
Mỹ Tho: Gốc Khmer là “Srôk Mỳ Xóa” hay “Mi Sâr” – Xứ có người con gái trắng và đẹp
Mỹ Xuyên: Dịch theo Hán Việt có nghĩa là dòng sông đẹp
Ô Môn: Nơi trồng nhiều cây môn nước
Phú Quốc: Vùng đất giàu có
Rạch Giá: Con rạch có nhiều cây giá
Sa Đéc: gốc Khmer “Phsar Dek” – có nghĩa là “chợ sắt”
Sóc Trăng: Xuất phát từ tiếng Khmer “Srôk Kléang” – Xứ có kho báo của nhà vua
Tịnh Biên: Biên giới yên bình
Trà Cuôn: Gốc Khmer đọc là “Prêk Trakun” – rạch rau muống
Trà Ôn: Có nguồn gốc từ tiếng Khmer đọc là “Traòn”
Trà Vinh: Gốc Khmer đọc là “Préah Trapeng” – “Tượng Phật ở trong ao”
Vĩnh Long: Sự thịnh vượng bền lâu, mãi mãi

Nosomovo sưu tầm

Chia sẻ lên
WEB5k - Thiết kế website giá rẻ chuẩn SEO