“Mật ngọt thì chết ruồi”, người thành thật luôn không biết nói những lời bay bỏng, những người luôn cho bạn mật ngọt liệu có thật sự là người tôt? Muốn biết người đó như thế nào thì hãy để thời gian chứng minh, cũng đừng vội kết luận ai xấu ai tốt trong thời gian quá ngắn.
Những phạm nhân trong nhà giam không phải điều là người xấu, có thể họ trót lầm lỡ trong một phút giây nào đó là phải trả giá cho việc làm của mình. Bởi do đó mỗi năm đều có đặc xá cho phạm nhân do Quốc hội thông qua. Qua đó có thể thấy luật pháp cứng rắn, kiên quyết đến đâu cũng cho người biết hoàn lương một con đường mới.
Đối với những người thật sự nhận sai và đang trả giá cho việc làm trước kia của mình tại sao chúng ta lại cương quyết phủ nhận đi việc làm đúng hiện tại của họ? Không phải bất kỳ một tù nhân nào khi bước ra khỏi song sắt đều là người xấu. Họ giống nhau là từng có thời gian phạm tội và chịu tội, nhưng khi trở về với cuộc sống bình thường liệu có bao nhiêu người quay mặt với họ, hay chỉ là nhìn họ bằng tấm lưng?
Trong tất cả các phạm trù của cuộc sống cũng vậy, do đó mới có câu “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Tại sao chúng ta lại chỉ nhìn vào cái sai, cái xấu của người khác mà không chấp nhận cái đúng, cái tốt của họ?
Hãy cho người khác nói, hãy nói cho người khác nghe sau đó xem xét một cách kỹ càng rồi quyết định. Có thể người bị hại rất giận dữ thậm chí muốn ăn tươi nuốt sống người làm hại mình, nhưng luôn có một bên thứ ba đứng ra giải quyết cho thật sự phù hợp với tất cả đó là tòa án, để tránh những trường hợp giận quá mất khôn, quyết định sai lầm, không kiềm được cảm xúc rồi cả bên đều làm lỗi. Nếu trãi qua thời gian dài trong ngục tù thì người ta cũng dần sữa lỗi, xã hội cũng dần chấp nhận người quay đầu, vậy tại sao bạn vẫn cương quyết? Liệu sự cương quyết của bạn có đúng?
Hãy xem xét đánh giá sự việc một cách tích cực, không bị ảnh hưởng cám dỗ bởi những nguyên nhân ngoài. Nên có “bên thứ 3” để giải đứng ra công bình đúng sai hai bên.
NinjaCao