Một cô gái hỏi: “Bao nhiêu tiền 1 trái dừa vậy ông?”
Ông già bán dừa trả lời cô gái: “Thưa cô 10 ngàn 1 trái“.
Cô gái nói: “Bán cho tôi 2 trái 15 ngàn được chứ, không được tôi đi chỗ khác“.
Người bán dừa trả lời: “Cô lấy đi, 15 ngàn 2 trái. Tôi nghĩ như vậy cũng tốt rồi bởi vì cả ngày nay tôi chưa bán được cho ai cả”.
Cô gái lấy 2 trái dừa và bỏ đi với cảm giác của một người chiến thắng. Cô ấy bước vào xe hơi và đi đón cô bạn, cả 2 cùng tới một quán ăn sang trọng. Hai cô gái ngồi xuống bàn và gọi những thứ họ thích. Họ chỉ ăn một ít và để lại rất nhiều thứ mà họ gọi ra. Sau đó cô ta thanh toán hóa đơn. Hóa đơn là 950 ngàn, cô gái đưa 1 triệu và nói với ông chủ quán: “Khỏi thối“.
Sự việc này có vẻ rất bình thường đối với ông chủ quán giàu có, nhưng nó rất đau đớn cho người bán dừa tội nghiệp. Tại sao chúng ta thể hiện sự tính toán chi li khi chúng ta mua hàng của những người nghèo khổ tội nghiệp?
Và tại sao chúng ta lại quá hào phóng với những người không cần sự hào phóng của chúng ta?
Mỗi lần một đứa trẻ nghèo đến với tôi để bán một cái gì đó đơn giản, tôi lại nhớ về ba tôi. Ba tôi thường mua những món đồ lặt vặt từ những người nghèo khó với giá cao, mặc dù ông không thực sự cần đến chúng. Có lần tôi thắc mắc hỏi ba về hành động “kỳ quặc” đó thì ba tôi nói: “Đó chính là giá trị của cái gọi là từ thiện”.
Nosomovo (lượm lặt)
Cái này do sỉ diện nè!